Đôi khi bạn có một số vấn đề với mắt cá chân của mình. Yếu hoặc đau mắt cá chân cùng một số triệu chứng khác là những tình trạng khó chịu bạn thường gặp phải. Hãy xem mắt cá chân của bạn đang mắc phải bệnh gì nhé!
Những vấn đề thường gặp của mắt cá chân
Đau mắt cá chân thường do một số tổn thương ở mắt cá chân như bong gân, căng cơ hoặc gãy xương.
Bong gân
Bong gân là chấn thương mắt cá phổ biến nhất. Đây là tình trạng các dây chằng ở mắt cá chân của bạn bị rách hoặc giãn ra. Chắc hẳn bạn phải mất ít nhất một lần trong đời bị lật hoặc xoắn bàn chân. Nếu sau đó bạn bị sưng và đau, thì có thể mắt cá chân đã bị bong gân. Những đợt bong gân nặng lặp đi lặp lại có thể gây ra đau cổ chân mãn tính sau này. Triệu chứng thường gặp khi bị bong gân bao gồm:
- Sưng và bầm tím tại vùng bị tổn thương;
- Đau khi bạn di chuyển hoặc đặt sức nặng lên chân;
- Đau khi bạn chạm vào mắt cá chân;
- Cảm giác như có vết rách trong chân bạn;
- Cơn đau trở nên trầm trọng hơn nếu không được điều trị.
Căng cơ
Căng cơ là tình trạng các cơ bắp bị căng ra và có thể dẫn tới rách. Triệu chứng thường gặp của căng cơ vùng mắt cá bao gồm:
- Đau ở các cơ bắp của mắt cá chân và các khớp cả khi bạn hoạt động hay nghỉ ngơi;
- Sưng, bầm tím, đỏ tại các khu vực bị tổn thương;
- Co thắt cơ bắp;
- Giảm khả năng vận động ở các cơ bắp bị tổn thương tại mắt cá chân.
Gãy mắt cá chân
Gãy xương mắt cá chân là tình trạng một hoặc nhiều xương vùng mắt cá chân bị gãy. Gãy xương có thể từ đơn giản đến nghiêm trọng. Gãy xương nhẹ và ở một xương có thể không hạn chế chuyển động của bạn, nhưng gãy xương nghiêm trọng có thể làm giảm phạm vi của chuyển động và có thể khiến bạn không thể đi lại được. Nếu bạn bị gãy xương ở vùng mắt cá chân, bạn có thể có những triệu chứng:
- Đau nghiêm trọng ngay sau khi chấn thương;
- Sưng và bầm tím ở mắt cá chân;
- Đau khi bạn chạm vào vùng gãy;
- Biến dạng mắt cá chân.
Một số bệnh khác trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến mắt cá chân và gây đau đớn. Chúng bao gồm thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh gút, hay viêm khớp nhiễm khuẩn.
Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là một loại viêm khớp thường gặp nhất. Khi bạn bị thoái hóa khớp, lớp sụn đệm cho khớp sẽ bị hư hỏng. Triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Đau ở mắt cá chân khi bạn chạm vào;
- Đau ở vùng bị ảnh hưởng;
- Giới hạn vận động ở mắt cá chân;
- Không thể đi lại;
- Sưng và cứng khớp ở khớp mắt cá chân.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn nhận diện lầm dẫn đến tấn công các khớp xương của chính bạn. Đây là một tình trạng mãn tính, với triệu chứng là các khớp sưng, cứng và đau đớn. Tình trạng này có thể gây tổn hại sụn và xương xung quanh khớp. Nếu bạn bị viêm khớp dạng thấp ở mắt cá chân, bạn có thể có những triệu chứng:
- Đau ở mắt cá chân;
- Sưng, cứng khớp;
- Mệt mỏi và sụt cân;
- Bề mặt khớp hơi ấm;
- Hạn chế chuyển động của mắt cá chân.
Bệnh Gout
Gout xảy ra khi có quá nhiều axit uric trong máu của bạn. Sau đó, axit uric có thể hình thành các tinh thể trong khớp xương. Qua thời gian, bệnh gout có thể gây tổn thương đến các khớp xương, gân và các mô khác trong cơ thể. Triệu chứng thường gặp của bệnh này là đau, sưng, đỏ và nóng xuất hiện ở khớp mắt cá chân. Bạn có thể gặp khó khăn trong việc đi lại hoặc đứng.
Viêm khớp nhiễm khuẩn
Viêm khớp nhiễm khuẩn là một nhiễm trùng ở khớp mắt cá chân của bạn. Nhiễm trùng có thể do vi khuẩn, virus hoặc nấm. Các triệu chứng bao gồm:
- Đau ở khớp;
- Sưng, đỏ ở vùng bị ảnh hưởng;
- Sốt nhẹ và ớn lạnh;
- Khó khăn trong việc đi lại hoặc vận động khớp mắt cá.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Bạn có thể thử một số biện pháp tự điều trị tại nhà trước. Nhưng điều quan trọng là bạn phải biết khi nào nên tìm sự giúp đỡ từ các bác sĩ.
Bạn nên đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế nếu các triệu chứng của bạn trở nên nghiêm trọng và bạn thấy ít nhất một trong các dấu hiệu sau:
- Bạn cảm thấy đau nặng ở mắt cá chân;
- Mắt cá chân của bạn bị sưng;
- Bạn thấy vết thương hở trong khu vực bị ảnh hưởng;
- Mắt cá chân bị biến dạng;
- Bạn nghi ngờ rằng mắt cá chân của bạn đang bị nhiễm trùng, những triệu chứng của nhiễm trùng bao gồm: sốt nhẹ (hơn 37,8°C), vùng mắt cá chân sưng đỏ và đau;
- Bạn không thể đi lại hoặc cử động mắt cá chân được.
Bác sĩ sẽ làm gì?
Bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc hoặc sử dụng vật lý trị liệu như chườm nóng/lạnh; bạn có thể sử dụng một số biện pháp để tự điều trị đau mắt cá chân tại nhà. Trong trường hợp chứng bong gân tái phát nhiều lần hoặc mắt cá chân bị tổn thương nghiêm trọng không có dấu hiệu thuyên giảm, các bác sĩ có thể sẽ sử dụng để chỉnh hình bàn chân giúp bạn ổn định bàn chân cùng khớp mắt cá và vận động thể thao bình thường.
Làm thế nào bác sĩ chẩn đoán mắt cá chân bị đau?
Khi bạn đến gặp bác sĩ, họ sẽ chẩn đoán tình trạng đau để xác định nguyên nhân chính xác.
Bệnh sử
Hỏi bạn về bệnh sử thường là bước đầu tiên để bác sĩ chẩn đoán bệnh. Dưới đây là một số câu hỏi mà bác sĩ có thể hỏi bạn:
- Các triệu chứng của bạn là gì? Bạn có cảm thấy đau, tê hoặc yếu ở mắt cá chân?
- Những triệu chứng này kéo dài bao lâu?
- Bạn có bị chấn thương do tập thể thao, té ngã hoặc tai nạn giao thông không?
- Bạn đã tự điều trị thế nào? Tình trạng có cải thiện không?
- Bạn có bệnh gì ở mắt cá chân trước đây không?
- Bạn đã làm gì trong tình huống đó?
- Mắt cá chân của bạn đã hoàn toàn bình phục sau vấn đề đó chưa?
- Tùy thuộc vào tình hình của bạn, những câu hỏi có thể thay đổi. Nhưng trong mọi trường hợp, bạn nên cố gắng trả lời tất cả một cách chính xác để giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán.
Khám bệnh
Sau khi hỏi bệnh, bác sĩ sẽ khám mắt cá chân của bạn. Bác sĩ sẽ tìm những dấu hiệu bất thường như sưng, đau hoặc đỏ ở mắt cá chân.
Bác sĩ sẽ di chuyển mắt cá chân của bạn hoặc yêu cầu bạn tự di chuyển mắt cá chân. Sau đó, họ sẽ kiểm tra các cảm giác và các động tác ở mắt cá. Bạn hãy trả lời chính xác các câu hỏi của bác sĩ.
Chẩn đoán hình ảnh
Chẩn đoán hình ảnh đôi khi được sử dụng để cung cấp thông tin chi tiết và hình ảnh về mắt cá chân bị đau. Chụp X quang được sử dụng để cho thấy hình ảnh của xương. CT scan là phương pháp chụp bao gồm nhiều lát cắt cho thấy nhiều cấu trúc trong mắt cá chân của bạn, chẳng hạn như nội tạng, mạch máu và xương. Chụp MRI (chụp cộng hưởng từ) cung cấp hình ảnh của các cấu trúc bên trong mắt cá chân của bạn, nó rất hữu ích để chẩn đoán các bệnh về sụn, gân, dây chằng.
Đau mắt cá chân là một tình trạng thường gặp. Nó có thể là triệu chứng của một vấn đề đơn giản trong mắt cá chân. Nhưng nó cũng có thể đến từ một căn bệnh nghiêm trọng. Bạn nên đến gặp bác sĩ xương khớp hoặc chuyên gia trị liệu thần kinh cột sống để kiểm tra các triệu chứng nhằm phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Nhận xét
Đăng nhận xét