Truy lùng 5 “thủ phạm” khiến bạn đau vai

5-thu-pham-khien-ban-dau-vai

Đau vai là triệu chứng phổ biến mà ai trong chúng ta cũng từng gặp phải. Đây cũng là căn bệnh khiến chúng ta gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt. Vậy đau vai bị gây ra bởi những nguyên nhân nào? Hãy tham khảo bài viết sau đây để có được câu trả lời bạn nhé.

Đau vai có liên quan đến vấn đề về cổ

Nguyên nhân đau vai có thể do rễ thần kinh ở cổ đến vai bị kích thích hoặc chèn ép, gây đau lan dọc theo dây thần kinh tới vai, cánh tay và bàn tay. Các triệu chứng thông thường bao gồm:

  • Đau từ nhẹ đến nặng;
  • Đau có thể xuất hiện và biến mất đột ngột;
  • Tê tay, cánh tay hoặc yếu ở vai, ;
  • Ngứa ran có thể ở một vùng hoặc lan đến vai và cánh tay;
  • Triệu chứng thường xảy ra ở một bên cơ thể.

Cứng khớp vai

Đây là tình trạng mà vai bạn bị đau và cứng. Bạn có nguy cơ cao bị cứng vai nếu bạn đang trong quá trình hồi phục sau điều trị hoặc thủ thuật y tế không cho phép bạn di chuyển cánh tay và vai.

Các triệu chứng thường gặp của cứng vai gồm ba giai đoạn:

  • Cứng: bạn đau nhiều và tăng dần. Đau có thể xuất hiện khi bạn cử động cánh tay, biên độ chuyển động giảm. Giai đoạn này kéo dài từ 6 tuần đến 9 tháng;
  • Tê cứng: vai trở nên cứng. Khi di chuyển cánh tay hay hoạt động hàng ngày có thể rất khó khăn. Giai đoạn này kéo dài từ 4 đến 6 tháng;
  • Hồi phục: sự hạn chế về chuyển động được giảm đi và bạn có thể khôi phục lại khả năng chuyển động của mình. Giai đoạn này kéo dài từ 6 tháng đến nhiều năm;

Bạn có thể tự chẩn đoán tình trạng này bằng cách thực hiện các bước sau:

  • Đứng thẳng trước gương;
  • Duỗi 2 cánh tay xuôi thân;
  • Nhẹ nhàng giơ tay lên quá đầu. Cánh tay bị ảnh hưởng không thể nâng cao được. Nó có thể vươn được đến vị trí chỉ vừa cao hơn điểm song song với mặt đất;
  • Hãy thử một cử động khác. Giơ tay ra sau và chạm vào lưng. Bạn không thể chạm được phía sau;
  • Giơ tay theo tư thế đầu hàng. Bạn không thể giơ cao tay được vì cảm thấy đau.

đau vai 1

Đau vai do rối loạn nhóm cơ chóp xoay

Nhóm cơ quay khớp vai là một nhóm gân cơ linh hoạt ở vai. Nhóm cơ chóp xoay cho phép các khớp ở vai vận động một cách có kiểm soát. Rối loạn nhóm cơ chóp xoay xảy ra khi nhóm cơ chóp xoay không hoạt động do bị kích thích hoặc bị tổn thương.

Các triệu chứng phổ biến của rối loạn nhóm cơ chóp xoay bao gồm:

  • Đau, yếu ở vai;
  • Đau ở mặt bên, phía trước của cánh tay và vai;
  • Khó khăn khi di chuyển cánh tay và hoàn thành công việc hàng ngày như chải tóc, mặc áo sơ mi;
  • Đau vào ban đêm có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

Bạn có thể tự chẩn đoán rối loạn nhóm cơ chóp xoay bằng các bước đơn giản sau:

  • Ngồi thẳng trên ghế;
  • Có người hỗ trợ nâng cánh tay bị đau của bạn sang bên và đến vị trí song song với mặt đất. Nếu bạn không thể giữ được tư thế này, bạn có thể bị rối loạn nhóm cơ chóp xoay.

Mất vững khớp vai

Mất vững khớp vai là tình trạng trong đó chỏm cầu của xương cánh tay trật ra khỏi ổ khớp vai. Khi chỏm xương cánh tay bị trật ra hoàn toàn, tình trạng này được gọi là sự trật khớp hoàn toàn. Nếu dây chằng, gân, cơ và các mô khác xung quanh vai bạn bị lỏng lẻo, sự trật khớp vai có thể xảy ra liên tục. Mất vững khớp vai có một số triệu chứng thông thường:

  • Đau ở vai;
  • Hình dạng bất thường;
  • Tê một vùng mặt ngoài cánh tay;
  • Yếu cơ vai;
  • Cảm thấy vai lỏng lẻo;

Để tự kiểm tra sự mất vững khớp vai, bạn có thể thực hiện các bước này. Bạn cũng có thể cần một người giúp đỡ để kiểm tra.

  • Nằm xuống đất, vai thư giãn;
  • Người hỗ trợ di chuyển cánh tay ra trước và sau;
  • Ngồi thẳng;
  • Yêu cầu người hỗ trợ thực hiện việc kéo phần dưới xương cánh tay, dang hoặc xoay vòng khớp;
  • Nếu bạn cảm thấy lo lắng khi làm các nghiệm pháp này, bạn có thể gặp phải sự mất vững khớp vai.

Rối loạn khớp quạ đòn

Khớp quạ đòn là khớp ở đầu vai gồm 2 xương. Các rối loạn khớp quạ đòn thường xảy ra với các vận động viên trẻ. Các dây chằng bị đứt hoặc gãy xương có thể dẫn tới các dây chằng quạ đòn bị căng và đứt. Các triệu chứng của rối loạn khớp quạ đòn bao gồm:

  • Đau và cứng khớp;
  • Giảm phạm vi chuyển động;
  • Đau tại đầu vai;
  • Cơ bắp mệt mỏi;
  • Đau khi bạn ngủ hoặc khi bạn nhấc tay lên.

Hãy thực hiện các bước sau để tự chẩn đoán tình trạng của bạn:

  • Ngồi trên ghế;
  • Có người trợ giúp đặt một tay vào mặt trước khớp vai và tay kia ở phía sau;
  • Sau đó, người hỗ trợ nhẹ nhàng nhấn hai bên vai xuống để nén khớp quạ đòn.

Do đau vai có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau nên việc sử dụng thuốc giảm đau chỉ có thể làm mờ triệu chứng tạm thời, hoàn toàn không thể phục hồi phần cấu trúc vai bị tổn thương. Vì vậy, chẩn đoán chính xác là bước đầu tiên và cơ bản để giải quyết triệt để chứng đau vai. Sau khi tiến hành kiểm tra, các bác sĩ chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống sẽ đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp theo từng tình trạng bệnh và mức độ nghiêm trọng.

Nếu bạn vẫn còn đang đắng đo về địa điểm điều trị chứng đau vai hiệu quả, phòng khám Chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống sẽ là một sự lựa chọn khiến bạn cảm thấy hài lòng. Phòng khám ACC là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc điều trị các bệnh về cơ xương khớp tại Việt Nam hiện nay. Với hơn 12 năm kinh nghiệm, đội ngũ y bác sĩ tại ACC luôn tâm niệm lấy người bệnh làm gốc, sử dụng những phương pháp an toàn và tối tân từ nhất từ Hoa Kỳ để trị liệu cho mỗi bệnh nhân.

Nhận xét